Người bệnh đái tháo đường – suy thận thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Kiểm soát bệnh thận tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường đòi hỏi phải tiếp cận tích cực từ nhiều mặt, bao gồm thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường. Dưới đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh đái tháo đường suy thận cần biết và thực hành hợp lý, tránh kiêng quá mức.

1. Các nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh lý đái tháo đường – suy thận

– Cung cấp đủ năng lượng, ở mức 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

– Giảm protein xuống còn 0,6-0,8g/kg cân nặng thực/ ngày.

Khi tính lượng đạm của người bệnh suy thận cần dựa vào cân nặng thực tế để tránh tăng gánh nặng cho thận.

* Ví dụ người bệnh có cân nặng thực là 50kg, lượng đạm được tính bằng 50 x 0.8 = 40g đạm/ ngày. Tỉ lệ đạm động vật chiếm ½ và đạm thực vật chiếm ½ tổng số. Vậy đạm động vật = 40/2 = 20g/ ngày.

Cần hết sức chú ý: 1 lạng thịt nạc chứa khoảng 20g đạm. Do đó người bệnh này có thể ăn 1 lạng thịt nạc/ ngày (thịt lợn nạc/ bò nạc/ gà nạc/ cá/ tôm… tỷ lệ đạm gần như nhau).

– Chất bột đường ở mức 60 – 65% tổng năng lượng. Nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường máu thấp, trung bình. Trường hợp ăn các thực phẩm có chỉ số đường máu cao, cần phối hợp với nhiều chất xơ.

Nhận biết dấu hiệu rối loạn ăn uống ở người đái tháo đường để bệnh không trầm trọng hơn

– Tăng cường chất xơ: 20 – 30g/ ngày. Trong trường hợp có tăng kali máu (>4,5 mmol/l) hoặc thiểu niệu, vô niệu cần phải ăn giảm lượng rau; khi kali máu trên 5.5 mmol/l thì không ăn rau quả. => gây ra tình trạng thiếu chất xơ, lúc này có thể dùng gói chất xơ thay thế cho rau để không gây tăng kali máu mà vẫn đủ nhu cầu chất xơ làm hạn chế tăng đường máu sau ăn.

– Ăn nhạt khi có phù: 2 – 3 g muối/ngày, nếu không phù và natri máu bình thường: ăn khoảng 5g muối/ ngày (gần như người bình thường). Không nên hiểu rằng cứ bị suy thận thì lúc nào cũng ăn nhạt, mà cần chú ý điều chỉnh lượng muối theo điện giải, khi hàm lượng natri trong máu bị giảm thì vẫn cần ăn chế độ có lượng muối như bình thường.

– Khi có phù: lượng nước đưa vào hạn chế theo công thức:

Lượng nước uống vào = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy… + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).

2. Lời khuyên dinh dưỡng

2.1. Lựa chọn thực phẩm

Người mắc đái tháo đường - suy thận nên ăn uống thế nào để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh? - Ảnh 4.

Thực phẩm nên dùng

  • Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc… (Nên chọn các loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối).
  • Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt như: thịt nạc, cá nạc, tôm, cua…
  • Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…
  • Các loại rau ít đạm và có lượng đạm trung bình như: bầu, bí, su su, các loại rau họ cải.
  • Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín… Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp hoặc sữa ít đạm.

* Lưu ý khi ăn các thực phẩm khác thay thế cho cơm như bún/ phở/ bánh cuốn… vẫn cần phối hợp ăn nhóm chất xơ trước.

Thực phẩm hạn chế dùng

  • Bánh mỳ trắng, mỳ tôm.
  • Các loại bột tinh chế; bột sắn, bột dong…
  • Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol : óc, lòng, gan, tim,…
  • Các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối: giò, chả, thịt muối, cá muối, pate, đồ hộp,…
  • Mỡ động vật, bơ.
  • Các loại rau nhiều đạm: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, đậu quả.
  • Các loại thức ăn cổ truyền chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối…
  • Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

Thực phẩm không nên dùng

  • Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, nước ngọt có đường… (chỉ nên dùng khi có biểu hiện hạ đường huyết).
  • Các loại quả sấy khô.
  • Rượu, bia.
  • Các loại quả chua.

2. 2 Chế biến thực phẩm

Người mắc đái tháo đường - suy thận nên ăn uống thế nào để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh? - Ảnh 6.

Không nên chế biến các loại khoai củ dưới dạng nướng. Ảnh internet

  • Hạn chế các loại mỡ động vật.
  • Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

Người bệnh chú ý không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có nhiều chất xơ.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung dinh dưỡng từ sữa bột Topten Milk dành riêng cho những người có bệnh lý.

Sữa Cho Người Tiểu Đường (GLUNA)

Gluna – Sữa Tiểu Đường Tìm Mua Ở Đâu Là An Toàn. Liên Hệ TopTen Milk Chúng Tôi Ngay.

Sữa dinh dưỡng cho Thận (NEY GOLD)

Ney Gold – Sữa Hỗ Trợ Thận Sản Phẩm An Toàn Chất Lượng Có Một Không Hai Ở TopTen Milk.

LIÊN HỆ MUA SỮA BỘT AN TOÀN SỨC KHỎE

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TOP TEN® – TOP TEN FOOD®

“Sức khoẻ vàng – Trao hàng chất lượng”

  • Địa chỉ: 133/50/7 Cống Lỡ, P. 15, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 090 6789 268
  • Tư vấn dinh dưỡng: 085 5553 636
  • Email: info@toptenmilk.com.vn

Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Át K – Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.