Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường ăn chay như thế nào là câu hỏi được không ít người quan tâm. Đảm bảo chế độ ăn chay lành mạnh và đủ chất sẽ hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng thừa cân, béo phì và các biến chứng tim mạch. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người tiểu đường ăn chay

Hiện nay, chế độ ăn chay càng ngày được lựa chọn phổ biến do đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, môi trường và các loài động vật. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã cho thấy ăn chay cũng giúp hỗ trợ phòng và điều trị tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là tiểu đường type 2.

Các món ăn chay

Tuỳ thuộc vào chế độ ăn chay của người bệnh để chọn thực phẩm sao cho hợp lý

Lựa chọn thực phẩm theo từng bữa ăn cho người bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhịp sống của cơ thể thay đổi theo từng thời gian trong ngày và cần lượng dinh dưỡng nhất định:

  • Thực đơn bữa sáng: Ăn nhiều Carb, Protein từ trái cây, sữa hạt,… vào bữa sáng sẽ giúp bù đắp năng lượng và tránh hiện tượng hạ đường huyết vào buổi sáng hay gặp ở người bệnh đang dùng thuốc điều trị.
  • Thực đơn bữa trưa nên ưu tiên nhiều chất xơ, cân đối lượng Protein và tinh bột vừa phải để duy trì đường huyết và cải thiện tiêu hoá. Người bệnh có thể chọn các món canh như canh sắn dây đậu đỏ, canh bí đỏ đậu phộng hay canh cà chua nấm rơm,…
  • Thực đơn bữa tối ăn chay nên ưu tiên chất xơ như bữa trưa. Tuy nhiên, không cần quá nhiều năng lượng để đảm bảo người bệnh duy trì được đường huyết và kiểm soát cân nặng. Người bệnh nên ăn các loại trái cây vào bữa này để vừa nạp ít Carbs vừa bổ sung vi chất.
  • Bữa phụ chay cần ưu tiên trái cây và các loại hạt giàu Protein và chất béo, hạn chế Carb. Điều này giúp người bệnh không bị quá đói gây hạ đường huyết và giảm bớt lượng thức ăn trong bữa chính. Người bệnh nên ăn bữa phụ vào các khung giờ giữa buổi như 9h và 15h.

2. Mẫu thực đơn cho người tiểu đường ăn chay trong 7 ngày

Nếu chưa biết lên thực đơn cho người tiểu đường ăn chay như thế nào, bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn 7 ngày của Nutricare dưới đây:

2.1. Ngày 1

Tổng lượng calo: 1526. Trong đó:

  • Protein: 80g.
  • Carb: 140g.
  • Chất xơ: 34g.
  • Chất béo: 77g.
  • Natri: 1386mg.

Thực đơn chi tiết ngày 1

Món ăn Calo Món ăn
Bữa sáng 357 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo

1 bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt mix ½ quả chuối

Bữa phụ sáng 206 ¼ cốc hạnh nhân rang khô không muối
Bữa trưa 472 calo 1 bát bún trộn rau củ
Bữa phụ chiều 187 calo 1 hộp sữa chua không đường4 quả óc chó khô
Bữa tối 304 calo 1 phần salad bơ rau củ với đậu gà

Người gầy hoặc người tiểu đường béo phì có thể thay đổi thực đơn như sau:

  • Với người gầy: Để có chế độ ăn 2000 calo, có thể thêm 1 quả táo vào bữa trưa, 7- 8 hạt óc chó khô vào bữa phụ chiều, ½ quả bơ và nửa thìa bơ lạc vào bữa tối.

  • Với người tiểu đường béo phì: Người bệnh béo phì cần kiểm soát chế độ ăn, thông thường là khoảng 1200 calo. Để đạt mức này, có thể bỏ bữa phụ chiều và thay bữa sáng bằng ½ quả chuối.

Ngũ cốc nguyên hạt mix với chuối

Ngũ cốc nguyên hạt mix với chuối cho bữa sáng

2.2. Ngày 2

Tổng lượng calo: 1670. Trong đó:

  • Protein: 79g
  • Carb: 148g.
  • Chất xơ: 41g.
  • Chất béo: 81g.
  • Natri: 1462mg.

Thực đơn chi tiết ngày 2

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 425 1 bát nhỏ cơm chay rau củ

1 quả cam

Bữa phụ sáng 200 1 cốc đậu nành xanh
Bữa trưa 405 1 đĩa salad cải Kale với đậu phụ
Bữa phụ chiều 187 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo
Bữa tối 453 1 phần bí ngòi nhồi rau củ nướng

1 phần salad bơ xà lách với cà chua

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Để đạt mức 2000 calo, có thể thêm 1 quả táo và 2 thìa bơ đậu phộng vào bữa trưa.
  • Với người tiểu đường béo phì: Để giảm xuống 1200calo, có thể giảm một nửa phần cơm chay sáng, một nửa bữa phụ sáng và bỏ bữa phụ chiều.

Salad cải Kale

Salad cải Kale với đậu phụ cho bữa trưa ngày 2

2.3. Ngày 3

Tổng lượng calo: 1545. Trong đó:

  • Protein: 72g.
  • Carb: 136g.
  • Chất xơ: 42g.
  • Chất béo: 75g.
  • Natri: 1769mg.

Thực đơn chi tiết ngày 3

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 268 1 suất bánh trứng với ớt chuông, đậu và phô mai

1 quả lê cỡ vừa

Bữa phụ sáng 187 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo

vài quả dâu tây

Bữa trưa 485 1 suất cà ri đậu gà rang

2 cốc rau xanh1 quả cam cỡ vừa

Bữa phụ chiều 200 1 cốc đậu nành xanh
Bữa tối 405 Salad cải kale với đậu phụ

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Để đạt mức 2000 calo, có thể thêm ¼ cốc hạt hạnh nhân rang khô vào bữa phụ sáng, quả táo và 2 thìa bơ đậu phộng vào bữa trưa.
  • Với người tiểu đường béo phì: Giảm xuống ⅓ cốc đậu nành xanh cho bữa chiều và bỏ rau xanh, cam vào bữa tối.

Bánh trứng với ớt chuông

Bánh trứng với ớt chuông, đậu và phô mai cho bữa sáng

2.4. Ngày 4

Tổng lượng calo: 1412. Trong đó:

  • Protein: 72g.
  • Carb: 105g.
  • Chất xơ: 38g.
  • Chất béo: 86g.
  • Natri: 1435mg.

Thực đơn chi tiết ngày 4

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 357 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo

1 bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt mix ½ quả chuối

Bữa phụ sáng 130 1 quả táo cỡ lớn
Bữa trưa 372 1 suất mì Ý chay rau củ

1 quả cam cỡ vừa

Bữa phụ chiều 114 1 cốc dâu đen

2 quả óc chó khô

Bữa tối 439 1 phần salad rau quả với đậu nành xanh

2 lát bánh mì nguyên cám

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Để đạt mức 2000 calo, có thể thêm tăng lên 1 quả chuối vào bữa sáng, 15 quả óc chó vào bữa phụ chiều, 1 quả táo lớn và 2 thìa dầu oliu trộn salad vào bữa tối.
  • Với người tiểu đường béo phì: Bỏ bánh mì vào bữa tối sẽ giúp thực đơn đạt mức 1200 calo.

Mì Ý chay

Mì Ý chay rau củ cho bữa trưa

2.5. Ngày 5

Tổng lượng calo: 1508  Trong đó:

  • Protein: 76g.
  • Carb: 148g.
  • Chất xơ: 39g.
  • Chất béo: 69g.
  • Natri: 1421mg.

Thực đơn chi tiết ngày 5

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 268 1 suất bánh trứng với ớt chuông, đậu và phô mai

1 quả lê cỡ vừa

Bữa phụ sáng 208 ½ chén chè đậu đỏ
Bữa trưa 405 1 phần mì khoai lang rau củ

1 quả táo cỡ vừa

Bữa phụ chiều 168 1 cốc sữa chua Hy Lạp không đường ít béo

1 quả đào lớn

Bữa tối 458 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Để đạt mức 2000 calo, có thể thêm 1 phần salad rau củ bơ đậu phộng vào bữa trưa, ¼ cốc hạnh nhân rang khô vào bữa phụ chiều và 1 quả táo cho bữa tối.
  • Với người tiểu đường béo phì: Để đạt mục tiêu 1200 calo/ngày, có thể thay đổi bữa phụ sáng thành 2 – 3 quả mận và bỏ sữa chua trong bữa phụ chiều.

Salad đậu đen với Quinoa

Salad đậu đen với Quinoa cho bữa tối

2.6. Ngày 6

Tổng lượng calo: 1479. Trong đó:

  • Protein: 68g.
  • Carb: 145g.
  • Chất xơ: 35g.
  • Chất béo: 82g.
  • Natri: 1262mg.

Thực đơn chi tiết ngày 6

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 235 1 phần rau củ cuộn rong biển sốt mayonnaise

1 quả táo lớn

Bữa phụ sáng 145 ¾ cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo

½ quả chuối

Bữa trưa 458 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa
Bữa phụ chiều 99 ¾ cốc việt quất

2 quả óc chó

Bữa tối 541 1 phần mì xào giòn với đậu phụ và sốt đậu phộng

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Thêm vào thực đơn trên ¼ cốc hạnh nhân rang khô vào bữa phụ sáng, 1 quả táo và một cốc sữa đậu nành cho bữa trưa sẽ đủ cung cấp cho người bệnh 2000 calo.
  • Với người tiểu đường béo phì: Có thể bỏ quả táo vào bữa sáng và bỏ sữa chua vào bữa phụ sáng, thay bữa phụ chiều bằng 3 – 5 quả mận.

Mì xào giòn chay

Mì xào giòn chay sốt đậu phộng cho bữa tối

2.7. Ngày 7

Tổng lượng calo: 1490. Trong đó:

  • Protein: 92g.
  • Carb: 121g.
  • Chất xơ: 32g.
  • Chất béo: 75g.
  • Natri: 1342mg.

Thực đơn chi tiết ngày 7

Món ăn Calo Món ăn + liều lượng
Bữa sáng 357 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất ít béo

1 bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt mix ½ quả chuối

Bữa phụ sáng 200 1 cốc đậu nành xanh
Bữa trưa 458 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa
Bữa phụ chiều 154 20 hạt hạnh nhân rang khô không muối
Bữa tối 362 1 phần salad rau củ thập cẩm sốt kem

Với người bệnh cần kiểm soát cân nặng:

  • Với người gầy: Để đủ cung cấp cho người bệnh 2000 calo, có thể thêm vào thực đơn 1 quả táo và nửa quả bơ vào bữa trưa, 1 suất bánh mì nướng bơ vào bữa tối.
  • Với người tiểu đường béo phì: Đổi bữa sáng thành ¼ cốc việt quất và bữa phụ chiều thành 3 quả mận sẽ giúp đạt mức 1200 calo hấp thu.

Salad rau củ thập cẩm

Salad rau củ thập cẩm sốt kem cho bữa tối

3. Lưu ý khi lên thực đơn cho người tiểu đường ăn chay

Chế độ ăn chay rất tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác. Cụ thể:

  • Ăn đủ chất: Bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất như Carbs, Protein, chất béo giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe toàn diện. Có thể xây dựng thực đơn dựa trên nguyên tắc đĩa thức ăn: ¼ Carbs – ¼ Protein – ½ rau củ và trái cây và kèm theo lượng nhỏ chất béo từ các loại dầu oliu, dầu dừa, bơ, hạt,…

  • Cung cấp bổ sung B12 hoặc thêm nhiều Vitamin cùng lúc: Người ăn chay thường dễ bị thiếu Vitamin B12 dẫn đến thiếu máu, suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ đột quỵ. Người bệnh có thể bổ sung bằng cách ăn rong biển, dùng viên Vitamin B12 hoặc Vitamin tổng hợp.
  • Uống đủ nước: Đủ nước sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá. Người bệnh nên uống 1.5 – 2 lít nước/ngày.
  • Thực phẩm không nên ăn bao gồm đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt và chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá,… Chúng có thể làm tăng đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • Không nên kiêng khem quá mức do tinh bột và đường vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà chuyển hoá của cơ thể. Nên ăn các loại Carbs hấp thu chậm như gạo lức, bánh mì đen,…
  • Kết hợp tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục, thể thao sẽ giúp cơ thể thêm dẻo dai, khoẻ mạnh và phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Người bệnh nên tập cầu lông, đi bộ, yoga hoặc bơi lội,…
  • Sử dụng thêm các loại thảo dược: Nhiều loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng không nhỏ trong việc kiểm soát đường huyết như dây thìa canh, mướp đắng, quế, nhân sâm,…
  • Ăn vừa đủ no: Người bệnh chỉ nên ăn vừa đủ no để hoạt động tiêu hoá không bị quá tải, hạn chế nạp đường và tinh bột quá mức gây tăng đường huyết.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Người bệnh cần kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết cầm tay, đặc biệt là trước và sau ăn.
  • Chọn thực phẩm sạch: Các loại thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc sẽ giúp người bệnh đảm bảo nguồn dinh dưỡng và an toàn cho sức khoẻ.

Thực phẩm chay

Người bệnh nên ăn chay đúng cách và kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ khác

Ăn chay đã được chứng minh nhiều công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết “Thực đơn cho người tiểu đường ăn chay” trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để cải thiện chế độ dinh dưỡng và thực đơn lành mạnh cho người bệnh ăn chay.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.