Hạn chế carbs trong tổng lượng calo được khuyến nghị hàng ngày có thể mang lại kết quả tốt hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người mắc bệnh đái tháo đường nên nạp 45% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Lượng đường trong máu có mối quan hệ phức tạp với carbohydrate hấp thụ vào cơ thể. Trong khi carbs là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, chúng cũng có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu, khiến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn nhiều. Nhiều chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế hoặc thậm chí giảm đáng kể lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.

ThS. BS. Lê Thị Hải, chuyên gia dinh dưỡng:

Carbs là chữ viết tắt từ carbohyrates. Carbs là một trong 3 thành phần chất dinh dưỡng chính của cơ thể có trong thức ăn hàng ngày của con người. Cùng với protein (chất đạm) và lipid (chất béo), carbs là các chất dinh dưỡng đa lượng.

Carbs là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Thiếu carbs, bạn sẽ dễ gặp tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Carbs chỉ có thể tăng lên hoặc giảm đi, không thể không có trong chế độ ăn hàng ngày.

1. Carb thúc đẩy lượng đường trong máu

So với protein và chất béo, carbohydrate có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu, đó là lý do tại sao việc theo dõi lượng carb nạp vào cơ thể lại rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Hệ tiêu hóa phân hủy carbs thành glucose, là đường trong máu. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi đường vào máu, tuyến tụy thường tiết ra hormone insulin, cho phép các tế bào xử lý và hấp thụ lượng đường đó, do vậy lượng đường trong máu giảm xuống.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần hạn chế lượng carb mỗi ngày? - Ảnh 2.

Nồng độ đường trong máu thay đổi liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến cách cơ thể có thể sản xuất hoặc sử dụng insulin. Ở những người bệnh đái tháo đường type 1, tuyến tụy của họ không thể tạo ra insulin. Cơ thể người bệnh đái tháo đường type 2 không thể tạo đủ insulin, do đó glucose sẽ tích tụ trong máu.

Ở cả hai loại bệnh đái tháo đường, sự thiếu hụt insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp. Lượng đường trong máu cao liên tục có thể ảnh hưởng xấu tới các mạch máu, mắt, bàn chân, thận và tim, gây nhiều biến chứng với sức khỏe.

2. Lượng carb lành mạnh tốt cho người đái tháo đường

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường nên nhận khoảng 45% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, ăn uống đầy đủ không chỉ là vấn đề đếm số gam và lượng calo. Chọn thực phẩm phù hợp là chìa khóa quan trọng để kiểm soát đường huyết. Người bệnh đái tháo đường muốn kiểm soát đường huyết cần phải chú ý đến lượng carbs tiêu thụ bên cạnh việc dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ theo đơn.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần hạn chế lượng carb mỗi ngày? - Ảnh 3.

Các loại thực phẩm chứa carbs phức hợp (phải), thực phẩm chứa carbs đơn (trái).

Có hai loại carbs chính:

  • Carbohydrate phức hợp có trong các loại thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt và ngô, cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa.
  • Carbohydrate đơn có trong trái cây, sữa và trong thực phẩm tinh chế như đồ ăn nhẹ, kẹo, nước ngọt và món tráng miệng.

Người bị đái tháo đường nên ăn các loại carbs phức hợp, hạn chế tiêu thụ carbs đơn. Carbs đơn đi vào máu nhanh chóng và có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt so với carbs phức hợp.

Bữa ăn ít carb có lợi cho người tăng huyết áp

Bữa ăn ít carb có lợi cho người tăng huyết áp

‎Nên chọn thực phẩm có chứa carbs phức hợp bởi vì đây là những carbs giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa ít đường, natri và chất béo không lành mạnh. Các loại thực phẩm chứa carbs giàu dinh dưỡng như rau quả chưa qua chế biến, loại không chứa tinh bột như rau diếp, dưa chuột, bông cải xanh, cà chua; các loại rau giàu tinh bột như ngô, đậu xanh, khoai lang, bí đỏ và rau mầm; các loại đậu như đậu đen, đậu tây, đậu gà, đậu lăng xanh, đậu Hà Lan,…

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn thực phẩm tinh chế, chế biến có chứa nhiều carbohydrate và đường như soda, nước ngọt, nước trái cây, ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc có đường, đồ ngọt và đồ ăn nhanh như bánh ngọt, bánh quy, kẹo và khoai tây chiên,…

3. Chế độ ăn ít carb giúp ổn định lượng đường trong máu

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần hạn chế lượng carb mỗi ngày? - Ảnh 4.

Ăn ít calo giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị lượng carb hàng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường dao động trong khoảng 135-180g cho 3 bữa ăn cơ bản của bạn cùng với 60-90g carbohydrate bổ sung vào bữa ăn nhẹ. Do đó, lượng carb được khuyến nghị hàng ngày của bạn có thể thay đổi trong khoảng 135g đến 270g nếu bạn không ăn nhẹ. Vì những khuyến nghị này khá rộng, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên làm việc với một chuyên gia tư vấn về bệnh đái tháo đường hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cụ thể hơn phù hợp với tình trạng cá nhân, lối sống và tình trạng sức khỏe của bạn.

Trong khi quy tắc 45% cho tổng lượng calo hàng ngày từ carbohydrate là một hướng dẫn lâm sàng chung, có bằng chứng cho thấy ăn ít carbs hơn có kết quả tốt hơn để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Theo https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-nguoi-benh-dai-thao-duong-can-han-che-luong-carb-moi-ngay-169220427103902305.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.